Cô gái Dao và những mảnh đời khó khăn
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Giá heo hơi hôm nay 27.4.2024: Thủ phủ chăn nuôi tăng kịch trần
Gian nan thử thách các nhà đương kim vô địch (ĐKVĐ). Quả thật như vậy, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM (UPES) đã sống sót một cách thần kỳ ở vòng loại nhóm 1, khi thoát qua cánh cửa rất hẹp để giành ngôi đầu bảng vào vòng play-off. Đội bóng của HLV Phạm Thế Vinh chỉ còn không tới 1% cho khả năng đi tiếp, sau khi thất thủ ở trận ra quân trước đội Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM với tỷ số 0-2.Nhưng rồi, định mệnh như buộc họ phải đi tiếp để tiếp tục hành trình bảo vệ ngôi vô địch quý giá đoạt được ở mùa giải lần II - 2024. Trận thua sốc của đội Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM sau đó trước đội Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn với tỷ số 0-2, đã mở ra hy vọng cho UPES và họ đã nắm lấy cơ hội giành vé đi tiếp một cách ngoạn mục. UPES thắng thuyết phục đội Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn tỷ số 3-0 ở lượt cuối nhóm đấu. Qua đó, khẳng định tư chất của những nhà ĐKVĐ không hề suy giảm, và đang từng bước được củng cố sau thời gian chuyển giao lực lượng và bắt đầu vào guồng trở lại.Tuy nhiên, vẫn còn một thử thách nữa cho đội quân của HLV Phạm Thế Vinh để chứng minh năng lực thật sự của họ. Lá thăm may rủi đã đưa UPES phải đối mặt với một đối thủ rất mạnh tại vòng play-off đó là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đội toàn thắng ở nhóm 3, trong đó có trận thắng đội ứng viên nặng ký Trường ĐH Văn Lang tỷ số 1-0. Đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM càng chơi càng hay, cho thấy họ là đối thủ xứng tầm và rất khó nhằn cho UPES. "Đối thủ rất mạnh, nhưng tôi tin rằng, một khi UPES đã vượt qua gian nan tưởng chừng không thể vượt qua ở vòng loại, thì nay không có lý do gì chúng tôi phải e ngại đối thủ. Tôi tin tưởng, thầy trò UPES sẽ một lần nữa nỗ lực cùng nhau để góp mặt ở VCK", HLV Phạm Thái Vinh chia sẻ.Trận play-off giữa UPES và đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng được đánh giá là "trận chung kết" ở vòng loại bảng E khu vực TP.HCM giải TNSV THACO cup 2025. Hứa hẹn nhiều kịch tính và sự bất ngờ sẽ xảy ra. Như trận play-off của đội tân binh ĐH Kinh tế TP.HCM gây sốc khi loại đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM sau loạt sút luân lưu cân não diễn ra ngày 14.1 (hòa 1-1 trong giờ thi đấu chính). Đây là lần thứ 2 tại giải TNSV, đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM mất vé dự VCK sau khi thua đau ở loạt sút luân lưu như ở mùa lần I - 2023.
Ưu, nhược điểm VinFast VF 7: Có như kỳ vọng?
Ông Lực cho rằng, quá trình thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp cũng còn những tồn tại, khó khăn như năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp; việc trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gặp nhiều khó khăn; chậm đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, sắp xếp công ty lâm nghiệp.
Chung nhịp đập với thị trường ô tô Việt Nam, phân khúc SUV 7 chỗ phổ thông năm 2024 cũng ghi nhận doanh số tích cực, khi hầu hết mẫu mã đều tăng trưởng.Theo đó, số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố cho thấy, kết thúc năm vừa qua, toàn phân khúc này bán ra tổng cộng 15.341 xe, tăng hơn 2.500 xe, tương đương gần 20% so với năm 2023. Đây có thể xem là kết quả ấn tượng với một phân khúc xe có tầm giá trên dưới 1 tỉ đồng; nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức.Đáng chú ý, cuộc đua tranh doanh số ở nhóm xe này vẫn diễn biến theo kịch bản quen thuộc trong vài năm gần đây; khi Ford Everest một lần nữa "sắm vai chính" và nắm giữ phần lớn thị phần.Cụ thể, thống kê từ báo cáo của VAMA cho thấy, khép lại năm 2024, mẫu SUV đến từ Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng với gần 11.000 bán ra, tăng khoảng 2.300 xe, tương đương gần 28% so với năm ngoái. Kết quả này không chỉ giúp Everest duy trì vị thế thống trị phân khúc, mà còn tiếp tục nới rộng khoảng cách với các đối thủ. Bởi lẽ, nếu so sánh với mẫu xe cạnh tranh trực tiếp là Toyota Fortuner (chỉ bán khoảng 3.500 xe trong năm 2024), lượng xe bán ra của mẫu xe nhà Ford gấp đến gần 3 lần.Thậm chí, xét chung cả phân khúc, doanh số Everest đã chiếm đến hơn 70% trên tổng thị phần. Đối thủ Fortuner chỉ nắm giữ khoảng 23%. Dung lượng ít ỏi còn lại chia cho hai mẫu SUV Nhật khác là Mitsubishi Pajero Sport và Isuzu mu-X.Pajero Sport cả năm 2024 bán ra 741 xe, giảm 115 xe so với năm trước đó. Đáng nói, mẫu xe Nhật là mẫu xe duy nhất trong phân khúc SUV 7 chỗ phổ thông đi ngược thị trường. Đó là chưa kể, đây đã là năm thứ 2 liên tiếp Pajero Sport ghi nhận doanh số giảm. Bên cạnh sự vượt trội của Ford Everest, thiết kế không hợp thị hiếu số đông cùng giá bán cao có lẽ là một phần nguyên nhân khiến Pajero Sport không thể thu hút số đông khách hàng.Trong khi đó, Isuzu mu-X dù không có nhiều đột phá nhưng năm 2024 vẫn đạt doanh số tăng trưởng. Cụ thể, mẫu SUV Nhật kết thúc năm qua với 247 xe đến tay khách hàng, tăng 53 xe so với năm ngoái. Mặc dù vậy, nếu so sánh với những mẫu xe ở nhóm đầu bảng phân khúc, Isuzu mu-X như thường lệ vẫn là mẫu xe sắm vai "lót đường".Nhìn chung, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành ô tô tại Việt Nam, cuộc cạnh tranh ở nhóm xe SUV 7 chỗ phổ thông trong năm 2025 sẽ không có nhiều biến số. Ford Everest khả năng cao vẫn tiếp tục là mẫu xe chiếm lĩnh thị trường nhờ những lợi thế rõ ràng về thương hiệu, kiểu dáng thiết kế đến cả vận hành.Toyota Fortuner với những thay đổi chỉ mang tính "nhỏ giọt" dự báo cũng khó tạo nên sự đột phá. Trong khi, bộ đôi Mitsubishi Pajero Sport và Isuzu mu-X càng khó kỳ vọng cao về doanh số.
Nhận ngay phần quà lên đến 800.000 đồng tại Mai Hân mỹ phẩm
Ngày 17.2, Sở Du lịch TP.Đà Nẵng phối hợp Hãng hàng không Vietjet Air tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Đà Nẵng tại TP.Ahmedabad (bang Gujarat, Ấn Độ).Chương trình có sự tham dự của Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Ấn Độ, đại diện các hiệp hội du lịch Ấn Độ, hơn 100 doanh nghiệp du lịch tại Ahmedabad.Sở Du lịch TP.Đà Nẵng đã tổ chức giới thiệu các không gian kết nối doanh nghiệp du lịch 2 nước; quảng bá du lịch Đà Nẵng và các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, giới thiệu đường bay thẳng Ahmedabad - Đà Nẵng.Theo bà Huỳnh Thị Hương Lan, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch TP.Đà Nẵng, hiện nay đường bay thẳng giữa Đà Nẵng và Ahmedabad với tần suất 2 chuyến/tuần đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng khách Ấn Độ từ bang Gujarat.Từ tháng 10.2024 đến nay, đã có 75 chuyến bay Đà Nẵng - Ahmedabad và ngược lại, với hơn 8.600 lượt khách.Thời gian qua, du khách Ấn Độ nằm trong top 5 thị trường khách quốc tế đến TP.Đà Nẵng, chiếm 5,3% trong cơ cấu khách. Du khách Ấn Độ ưa chuộng TP.Đà Nẵng với nhiều nét tương đồng về văn hóa, đặc biệt rất yêu thích sản phẩm du lịch MICE và du lịch cưới.TP.Đà Nẵng đã tung ra các gói dịch vụ đặc biệt cho sản phẩm du lịch cưới, như ưu đãi cho các đoàn khách từ 50 người trở lên.Năm 2024, TP.Đà Nẵng đón hơn 222.000 lượt khách Ấn Độ, chiếm gần 50% tổng số khách Ấn Độ đến Việt Nam. Đáng chú ý, so với năm 2019 (trước Covid-19), tổng lượt khách Ấn Độ đến Đà Nẵng đã tăng hơn 13,5 lần."Mang lại đa trải nghiệm cho du khách là hướng đi của du lịch Đà Nẵng, trong đó Ấn Độ là thị trường tiềm năng. Từ năm 2022, Ấn Độ đã vươn lên đứng trong top 5 các thị trường khách quốc tế lớn của Đà Nẵng. Theo đó, cứ 2 du khách Ấn Độ đến Việt Nam thì có 1 người chọn TP.Đà Nẵng làm điểm dừng chân", bà Huỳnh Thị Hương Lan nói.Ông Lê Quang Biên, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Mumbai (Ấn Độ), cho biết TP.Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung ngày càng trở thành điểm đến yêu thích của du khách Ấn Độ nhờ kết nối hàng không thuận tiện và sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn.Theo ông, để tiếp tục tăng lượng khách du lịch Ấn Độ đến TP.Đà Nẵng, cần đẩy mạnh xúc tiến du lịch, kết nối doanh nghiệp, tập trung các dịch vụ và sản phẩm du lịch phù hợp với văn hóa và thị hiếu Ấn Độ như du lịch MICE, du lịch cưới."Với vai trò cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Ấn Độ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành tạo sức mạnh tổng thể trong xúc tiến, thu hút khách du lịch Ấn Độ vào TP.Đà Nẵng", ông Lê Quang Biên nói.